Sau 6 tháng tuổi, các bé đã có thể ngưng sữa mẹ và chuyển sang chế độ ăn dặm. Trong giai đoạn này, các mẹ có thể dần dần cai sữa cho bé và thực hiện chế độ dinh dưỡng ăn dặm cho bé. Đây được xem là giai đoạn vàng và hết sức quan trọng. Nó là nền tảng giúp bé chuyển dần sang chế độ ăn uống hợp lý, khoa học. Giúp bé hấp thu được nhiều chất dinh dưỡng, cứng cáp, khỏe mạnh và mau ăn chóng lớn hơn trong tương lai. Hãy cùng xem 5 loại thực phẩm ăn dặm ngon mà chúng tôi giới thiệu ngay bên dưới nhé.
Thịt và Cá
Thịt là một trong những thực phẩm cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cho bé nhất. Thịt cung cấp nhiều protein và sắt, mẹ có thể bổ sung thịt và thực đơn ăn dặm của con bằng cách nghiền, xay thịt mịn và tất nhiên các loại thịt càng mềm thì bé càng thích. Ben cạnh đó, thịt có thể kết hợp hoàn hảo với trứng, khoai tây, rau xanh, đậu phụ. Các loại thịt mẹ nên sử dụng cho bé ăn dặm bao gồm thịt heo, thịt bò , thịt gà,…
Cá cung cấp nguồn protein và omega 3 phong phú. Đặc biệt, omega 3 là một trong những nguồn dinh dưỡng cho bé rất cần thiết, bởi vì nó đặc biệt quan trọng trong việc phát triển trí não, các dây thần kinh và thị lực. Mẹ có thể bổ sung thêm cá vào thực đơn dinh dưỡng cho bé như cá hồi, các thu, cá ngừ.
Ngoài ra, cá cần được nấu chín và có thể thêm vào bữa ăn cùng ngũ cốc, trộn cùng khoai tây nghiền và cháo yến mạch. Tuy nhiên, khi sử dụng loại thực phẩm này, mẹ cần đặc biệt chú ý đến quá trình chế biến, mẹ đừng thêm muối hay gia vị vào cá và cần lọc xương cá cẩn thận, tránh để bé bị hóc rất nguy hiểm.
Trứng và cần tây
Trứng giúp cung cấp lượng vitamin A, B, chất sắt, chứa nhiều protein và các chất dinh dưỡng cho bé. Và đặc biệt trong lòng đỏ trứng chứa rất nhiều dinh dưỡng. Trứng dễ ăn và đa số các bé cũng thích trứng. Loại thực phẩm này có vai trò quan trọng trong sự phát triển của não bộ, trí nhớ và cực tốt cho tim mạch. Ăn trứng cũng giúp tăng cường các thành phần cấu trúc các tế bào cơ thể; đặc biệt là các tế bào thần kinh. Thông thường, các bé từ 9 tháng tuổi trở lên có thể làm quen với trứng. Tuy nhiên với lòng trắng trứng, mẹ nên cho bé ăn muộn hơn (khoảng sau 1 tuổi) vì lòng trắng trứng có khả năng gây dị ứng cao cho trẻ.
Cần tây là một loại thực phẩm rất cần thiết trong thực đơn dinh dưỡng cho bé. Cần tây chứa nhiều kali, vitamin K – loại vitamin rất tốt cho máu, giúp cân bằng huyết áp; được biết đoạn lớn phình ra trên cây cần tây là nơi tập trung nhiều loại vitamin C, photpho, magie, vitamin B6 và chất xơ. Bé khoảng 8 tháng tuổi là mẹ có thể bổ sung cần tây vào thực đơn cho bé; cần tây khi kết hợp với thịt bò, thịt lợn, khoai tây, cà rốt, hải sản;… sẽ cung cấp dinh dưỡng cho bé và giúp bé ăn ngon miệng hơn.
Rau xanh
Không chỉ đối với người lớn, với trẻ em rau xanh cũng có vai trò quan trọng trong tháp dinh dưỡng. Các loại rau xanh thẫm màu như rau chân vịt, súp lơ xanh,… sẽ giúp cung cấp vitamin và khoáng chất phong phú như vitamin A, B, C, E, K, canxi, sắt, kẽm, chất xơ; đây là những chất quan trọng cho sự phát triển của trẻ. Trẻ ăn nhiều rau xanh giúp tiêu hóa tốt, tránh táo bón và tăng cường miễn dịch.
Lưu ý khi cho bé ăn dặm
Từ 6-8 tháng tuổi là giai đoạn bé sẽ được bổ sung thêm chất dinh dưỡng từ thức ăn dặm. Mặc dù lúc này sữa vẫn là thực phẩm chiếm hơn ¾ tổng lượng thức ăn mỗi ngày.
Mẹ cần lưu ý thực phẩm dành cho bé ăn dặm 6-8 tháng cần được cung cấp đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng cần thiết là: Chất đạm, chất béo, bột đường, vitamin; và khoáng chất nhằm cho bé một sự phát triển toàn diện về thể chất và trí não. Ngoài ra, chất xơ cũng rất quan trọng, nó góp phần vào hỗ trợ hệ tiêu hóa khỏe mạnh. Mẹ có thể thực hiện bằng cách thay đổi thành phần các loại rau củ có nhiều màu sắc; như màu xanh lá của rau, màu đỏ của cà chua, màu cam cà rốt, bí đỏ,…
Bên cạnh đó, ngày nay có nhiều phương pháp ăn dặm mà các mẹ có thể tham khảo; như Ăn dặm kiểu Nhật, ăn dặm truyền thống, ăn dặm kết hợp truyền thống và kiểu Nhật, ăn dặm BLW tự chỉ huy. Mỗi phương pháp đều có những ưu điểm vượt trội riêng với cách chế biến và áp dụng khác nhau.