Một trong những nguyên nhân gây ra các bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ chính là bị muỗi đốt. Vào thời tiết ẩm thấp, muỗi hoạt động càng nhiều hơn và tình trạng trẻ bị muỗi đốt cũng gia tăng. Muỗi đốt không những để lại các mẩn ngứa trên da bé, mà còn có thể gây ra các bệnh nguy hiểm cho trẻ như sốt siêu vi, sốt xuất huyết,…Vì thế mà các bậc phụ huynh nên hết sức cẩn thận trong việc bảo vệ con khỏi tình trạng muỗi đốt. Nhiều người chưa thật sự quan tâm đến vấn đề này. Nếu bạn vẫn còn đang mơ hồ về việc bảo vệ con khỏi muỗi đốt, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết sau nhé!
Tình trạng trẻ bị muỗi đốt
Trẻ nhỏ bị muỗi đốt là tình trạng trẻ nhỏ bị muỗi đốt bằng kim gây ra những vết đỏ, ngứa. Hầu hết khi trẻ bị muỗi đốt thì làn da của bé sẽ xuất hiện những dấu hiệu như vùng da bị đốt ửng đỏ, dần dần sưng lên, gây ngứa ngáy. Nếu trẻ gãi nhiều, gãi mạnh có thể khiến vết đốt bị xước, chảy máu. Vậy trẻ nhỏ bị muỗi cắn có sao không?
Hầu hết các trường hợp bị muỗi cắn ở trẻ nhỏ đều không gây nguy hiểm. Tuy nhiên, sẽ đáng lo ngại nếu muỗi đốt trẻ có mang mầm bệnh. Từ đó, trẻ có nguy cơ mắc các bệnh nguy hiểm:
- Sốt xuất huyết
- Nhiễm trùng máu
- Các bệnh do virus từ muỗi lây truyền: sốt rét, virus Zika, virut West Nile, sốt virus, Chikungunya, sốt vàng da
Nguyên nhân trẻ em thường bị muỗi đốt
Thức ăn chính của muỗi là máu người và trẻ nhỏ thường dễ rơi vào tầm ngắm của loại côn trùng này. Dưới đây là một số yếu tố lí giải trường hợp trẻ bị muỗi đốt nhiều hơn so với trẻ khác:
- Trẻ có nhóm máu O
- Trẻ bận quần áo tối màu
- Trẻ chơi đùa vận động nhiều
- Trên da trẻ có nhiều vi khuẩn tự nhiên trú ngụ
- Trẻ thích chơi đùa trong bóng râm, nơi muỗi ẩn nấp.
Muỗi đốt để lại mẩn ngứa, vết sẹo
Muỗi cắn có trẻ đỏ ít rồi hết nhưng cũng có trẻ đỏ nhiều, con ngứa, gãi, khiến vùng da bị trầy, xước tạo cơ hội cho các virus, vi khuẩn tấn công gây nhiễm trùng da và thành sẹo.
Với làn da mỏng manh của bé, nếu bị muỗi chích tùy từng mức độ nặng, nhẹ mà sẽ biểu hiện khác nhau tùy thuộc vào cơ địa từng trẻ và loại muỗi truyền bệnh.
Muỗi là một trong những vật truyền nhiễm có thể gây ra rất nhiều bệnh dịch. Trong đó có bệnh sốt xuất huyết là nguy hiểm và dễ lây lan hàng đầu hiện nay.
Trẻ bị muỗi cắn có thể đỏ ít rồi hết nhưng cũng có thể đỏ nhiều. Do cơ địa của bé dị ứng với nước miếng (dịch tiết) của muỗi.
Những lưu ý khi con bị muỗi cắn
Khi bị muỗi đốt, bé càng gãi, càng gãi sẽ càng đỏ. Vì vậy cần cắt móng tay cho con, nên mặc quần hoặc áo dài tay để lỡ. Nếu bé có ngứa con gãi cũng sẽ gãi qua lớp vải sẽ hạn chế gây xước da. Không bôi dầu gió vào nốt muỗi đốt. Vì dầu gió nóng có thể càng làm đỏ hơn, làm phồng da bọng nước.
Nốt muỗi cắn đỏ nhiều khiến con khó chịu muốn gãi thì có thể chườm mát. Không lấy đá chườm trực tiếp trên da bé. Vì như thế có thể gây bỏng lạnh (bỏng thì có hai loại là bỏng nóng và bỏng lạnh). Vì vậy hãy lấy một miếng vải bọc bên ngoài sau đó hãy chườm lên da cho trẻ.
Cần lưu ý khi bôi bất kỳ một loại thuốc nào lên da của trẻ. Một số loại kem giữ ẩm, kem bôi da có chứa chất Corticoide liều cao sẽ không tốt cho trẻ. Một số loại kem bôi da có thể gây dị ứng da làm nặng hơn tình trạng của trẻ.
Đặc biệt khi bé lỡ gãi các nốt muỗi đốt làm xước da không nên tự ý bôi bất kỳ loại thuốc nào. Nếu chưa tham khảo ý kiến của bác sĩ vì có thể dễ gây nhiễm trùng da nguy hiểm cho bé.
Nếu trẻ không khó chịu hãy để yên đừng tự ý bôi lung tung vào vết muỗi cắn. Nếu vết muỗi cắn đỏ nhiều khiến trẻ khó chịu hãy cho con đi thăm khám bác sĩ để bé được kiểm tra và sử dụng đúng thuốc. An toàn nhất cho sức khỏe của con.