Bệnh đái tháo đường là một căn bệnh nguy hiểm, và nó ảnh hưởng đến nhiều người lớn tuổi. Mọi người mắc bệnh tiểu đường khi lượng đường trong máu của họ, còn được gọi là đường huyết, quá cao. Một tin tốt đó là chúng ta có thể kiểm soát hoặc ngăn ngừa bệnh tiểu đường loại 2. Đây là bệnh lý phổ biến nhất phát triển ở người lớn tuổi. Với bệnh đái tháo đường nếu chúng ta kiểm soát tốt lượng đường trong máu thì không gay ra nhiều ảnh hưởng cho sức khỏe.
Tuy nhiên nếu không kiểm soát tốt thì bệnh đái tháo đường gây ra nhiều biến chứng nguy hiếm tới sức khỏe của người cao tuổi như suy tim, hạ đường huyết, suy thận. Đặc biệt với người lớn tuổi thì việc điều trị bệnh tiều đường gặp nhiều khó khăn cũng như dễ gặp phải biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe hơn với người trẻ tuổi. Vì vậy cách tốt nhất là chúng ta nên có biện pháp phòng tránh tiểu đường càng sớm càng tốt để người cao tuổi luôn có sức khỏe tốt, sống vui vầy cùng con cháu.
Bệnh đái tháo đường gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe
Bệnh đái tháo đường được gọi là kẻ giết người thầm lặng. Vì nó tiến triển âm thầm và gây ra nhiều biến chứng đe dọa tính mạng. Vì vậy, phòng tránh đái tháo đường là rất cần thiết, đặc biệt ở người cao tuổi.
Số người mắc bệnh tiểu đường gia tăng theo độ tuổi. Nhưng trong một cuộc khảo sát gần đây. Cứ trong 5~6 người trên 60 tuổi thì có 1 người được chẩn đoán là mắc bệnh tiểu đường. Đây là con số đáng kinh ngạc về số lượng người mắc bệnh tiểu đường.
Ngoài ra, khi tuổi càng cao thì biến chứng của bệnh tiểu đường càng nhiều hơn. Các bệnh như xơ vữa động mạch do tiểu đường xuất hiện. Vì vậy, người tiểu đường có thể mắc thêm nhiều bệnh kèm theo.
Mặt khác, cũng có những bệnh nhân bị bệnh tiểu đường ở mức độ nhẹ với tình trạng sức khỏe như những người trẻ tuổi. Do đó việc điều trị bệnh tiểu đường ở người cao tuổi sẽ phụ thuộc vào tình trạng bệnh. Và xem xét lối sống của từng bệnh nhân.
Hầu hết các yếu tố liên quan đến bệnh đái tháo đường đều thuộc về hành vi; do vậy chúng ta có thể phòng ngừa được nếu chúng ta biết thay đổi hành vi. Từ bỏ những hành vi có hại dẫn đến nguy cơ bị bệnh đái tháo đường. Thực hiện các hành vi có lợi ngăn ngừa mắc và giảm thiểu biến chứng của đái tháo đường.
Vì là bệnh diễn tiến mãn tính nên chúng ta cần hết sức bình tĩnh để có các biện pháp phòng ngừa khoa học, hiệu quả; không chủ quan nhưng cũng không quá hoang mang.
Các biện pháp phòng ngừa đái tháo đường ở người cao tuổi
Chế độ ăn giàu protein
Những người có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Nên thêm protein vào chế độ ăn uống. Đồng thời tránh các thực phẩm giàu carbohydrate và chất béo. Protein giúp duy trì năng lượng cơ thể. Và bình thường hóa sự hao mòn của cơ thể bằng cách duy trì tỉ lệ trao đổi chất cao.
Hãy thêm quế vào bữa ăn hàng ngày. Quế có công dụng duy trì lượng đường huyết ở mức ổn định.
Theo dõi cân nặng
Tập thể dục thường xuyên giúp bạn kiểm soát cân nặng. Đốt cháy calo và nâng cao sức khỏe. Nên uống 1 cốc nước trước khi ăn 30 phút. Và giảm khẩu phần ăn để tránh tăng cân không mong muốn.
Thường xuyên vận động
Lối sống ít vận động làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Vận động giúp cơ thể tăng cường sử dụng hormone insulin một cách hiệu quả hiệu quả. Hơn nữa, tập thể dục thường xuyên sẽ giúp bạn giảm cân. Làm giảm nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường.
Bỏ thuốc lá
Hút thuốc lá ảnh hưởng đến sức khỏe tim mạch và sự sản sinh các hormone. Làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Bỏ thuốc lá không chỉ giúp giảm nguy cơ mắc tiểu đường mà còn cải thiện sức khỏe toàn diện của bạn.
Uống đủ nước
Đôi khi cơ thể không phân biệt được cảm giác đói và khát nước. Do đó, bổ sung nước cho cơ thể quan trọng hơn là ăn một số thức ăn dạng lỏng. Khi cơ thể được cung cấp đủ nước, bạn sẽ không còn thèm ăn thực phẩm chứa nhiều đường.
Ăn nhiều chất xơ
Ăn nhiều chất xơ rất có lợi cho sức khỏe đường ruột và giúp kiểm soát cân nặng hợp lý. Nghiên cứu ở những người béo phì, người cao tuổi và tiền tiểu đường đã chỉ ra rằng ăn nhiều chất xơ giúp giữ lượng đường trong máu và insulin ở mức thấp.
Chất xơ có thể được chia thành hai dạng:
• Chất xơ hòa tan: Trong hệ tiêu hóa, chất xơ hòa tan và nước kết hợp tạo thành dạng gel. Gel này giúp giảm lượng thức ăn được hấp thụ giúp đường máu không tăng quá nhanh.
• Chất xơ không hòa tan: Chất xơ không hòa tan có thể giúp hạ đường huyết và phòng bệnh tiểu đường.
Ăn ít carbohydrate
Những người mắc bệnh tiểu đường vốn được chỉ định hạn chế ăn nhiều carbohydrate.
Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng lượng carbohydrate cao làm tăng nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường. Để ngăn ngừa bệnh tiểu đường phát triển. Bạn nên kiểm soát lượng thực phẩm chức carbohydrate một cách hợp lý.
Cải thiện chất lượng giấc ngủ
Các nghiên cứu cho thấy những người ngủ 7 – 8 tiếng mỗi đêm ít có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường hơn. So với những người ngủ dưới 7 tiếng. Thiếu ngủ có thể làm xáo trộn sự cân bằng hormone trong cơ thể, tình trạng này dễ gây tiểu đường.
Không nên xem tivi khi bạn đang ăn vì thói quen đó khiến bạn ăn nhiều hơn. Hạn chế các loại bánh kẹo tráng miệng giúp bạn duy trì lượng đường huyết và giảm lượng calo tiêu thụ.
Hạn chế thức ăn nhanh
Thức ăn nhanh có chứa tinh bột tinh chế, đường, muối và nhiều chất béo. Trong một nghiên cứu được tiến hành bởi các nhà khoa học Minnesota (Mỹ), 3.000 người cân nặng bình thường, trong nhóm tuổi từ 18 đến 30 đã được theo dõi chặt chẽ. Những người ăn thức ăn nhanh nhiều hơn hai lần một tuần đã phát triển gấp đôi tỷ lệ kháng insulin và tăng thêm 4,5kg trọng lượng so với những người ăn thức ăn nhanh ít hơn một lần một tuần. Do đó, thay vì thức ăn nhanh, bạn nên chọn các loại hạt hoặc trái cây cho cơn thèm ăn.
Uống cà phê hoặc trà
Mặc dù nước nên là thức uống chính của bạn, nghiên cứu cho thấy rằng uống cà phê hoặc trà có thể giúp bạn tránh mắc bệnh tiểu đường.
Một số nghiên cứu chỉ ra rằng uống cà phê ở mức vừa phải hàng ngày giúp giảm nguy cơ bệnh tiểu đường tuýp 2 từ 8–54%. Một số nghiên cứu khác cho thấy uống trà và cà phê cũng cho hiệu quả tương tự ở những người quá cân.
Cà phê và trà có chứa các chất chống oxy hóa được gọi là polyphenol có thể giúp bảo vệ chống lại bệnh tiểu đường. Ngoài ra, trà xanh có chứa một hợp chất chống oxy hóa độc đáo gọi là epigallocatechin gallate (EGCG) đã được chứng minh là làm giảm lượng đường trong máu và tăng độ nhạy insulin.
Kiểm tra lượng đường huyết
Một trong những cách tốt nhất để tránh bệnh tiểu đường là thường xuyên kiểm tra lượng glucose trong máu. Người trên 45 tuổi nên kiểm tra hàm lượng đường trong máu 3 năm một lần. Người có huyết áp cao hoặc béo phì nên kiểm tra thường xuyên hơn và chia sẻ với bác sĩ để được tư vấn.
Kiểm soát stress
Căng thẳng là một trong những nguyên nhân góp phần gây ra bệnh tiểu đường, vì vậy hãy học cách kiểm soát stress. Ngồi thiền và các bài tập thở sẽ giúp bạn thư giãn hơn.