Đau lưng dường như là vấn đề phổ biến ở người cao tuổi. Theo thống kê hiện nay tới trên 80% người cao tuổi mắc bệnh lý đau lưng. Có nhiều nguyên nhân gây bệnh đau lưng ở người cao tuổi nhưng phổ biến là do thói quen xấu về tư thế hoặc đi lại, mang vác đồ nặng quá sức đã khiến cho xương khớp ở phần lưng bị tổn thương. Đau thắt lưng ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe, sinh hoạt cuộc sống hàng ngày.
Có nhiều mức độ đau thắt lưng khác nhau tùy thuộc vào tổn thương ở cột sống. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ dẫn đến đau thắt lưng mãn tính khó chữa khỏi và gần như bạn phải sống cả đời với vấn đề này. Vì thế để đảm bảo sức khỏe người cao tuổi được tốt, tránh đau thắt lưng khi về già thì ngay từ sớm bạn nên có biên pháp phòng tránh bảo vệ cột sống.
Nguyên nhân đau lưng ở người già
Đau lưng thường là bệnh của tuổi già hay mắc phải, gây ảnh hưởng rất lớn đến sinh hoạt và chất lượng cuộc sống. Tìm hiểu rõ nguyên nhân sẽ giúp người bệnh có hiểu biết để phòng tránh bệnh đau lưng hiệu quả… Đau lưng ở người già có hai loại nguyên nhân cơ bản dưới đây:
Đau lưng do tác động cơ học
Đây là loại đau lưng hay gặp ở lứa tuổi đã trưởng thành và đặc biệt là người cao tuổi như: thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm, gai đôi cột sống… Thoái hóa cột sống thường hay xảy ra ở vị trí sụn khớp và đĩa đệm. Bởi hiện tượng trọng lực của cơ thể quá nặng tác động hàng ngày lên cột sống. Và cả tác động của trọng lực đè lên vai gáy rồi tác động xuống hệ thống đốt sống (ví dụ như ngồi làm việc nhiều giờ không vận động).
Khi cột sống bị thoái hóa, triệu chứng đau lưng được thể hiện khá sớm. Và cũng chính vì có hiện tượng đau lưng rất khó chịu mà buộc người bệnh phải đi khám. Ngoài các nguyên nhân do thoái hóa cột sống còn có những nguyên nhân thuộc về cơ học như mang vác nặng, thay đổi tư thế đột ngột hoặc bưng, bê không cân xứng…
Đau lưng do hiện tượng viêm
trong các nguyên nhân gây viêm có thể xảy ra ngay tại cột sống như: viêm đĩa đệm, lao cột sống, ung thư cột sống, viêm khớp cùng chậu… Cũng có nhiều trường hợp đau lưng nhưng lại do viêm nhiễm ở một cơ quan khác trong cơ thể như: viêm phần phụ ở nữ giới (viêm tiểu khung, viêm buồng trứng…), viêm dạ dày – tá tràng, viêm đường tiết niết niệu (do sỏi hoặc do vi khuẩn)…
Các loại bệnh kiểu như thế này thường gây đau lưng một cách âm ỉ. Và đau lưng cùng một lúc với các triệu chứng chính của bệnh (ví dụ như người bị đau dạ dày, sỏi tiết niệu). Những nguyên nhân này cũng thường gặp ở người cao tuổi nhiều hơn người còn trẻ tuổi.
Cách phòng bệnh đau lưng ở người già
Nên giúp các cụ phòng ngừa bằng cách hỗ trợ hoặc giúp tránh các căng giãn không cần thiết cho cơ bắp. Và cũng để tăng cường sức mạnh cho các bắp thịt hỗ trợ cột sống.
Giữ tư thế đúng và bảo vệ cột sống
– Nên ngủ trên đệm cứng với tư thế nằm nghiêng, đầu gối co. Hoặc khi nằm ngửa thì lót gối dưới khuỷu chân. Gối cao vừa phải để đầu và mình ngang bằng.
– Khi cần xem tivi hoặc đọc sách lâu, nên nằm để giảm căng cho xương cột sống.
– Khi phải mang vật nặng, không nên khom lưng xuống để nhấc vật đó lên. Mà ngồi xuống, hai tay ôm cầm vật đó rồi từ từ đứng lên qua sức mạnh của đầu gối. Như vậy tránh được sự tổn thương cho lưng.
– Đặc biệt, cần tập thế khi đứng: bụng thót phẳng, hướng xương chậu về phía sau sẽ giúp phần dưới của cột sống vững hơn.
– Ngồi lâu đều gây nhiều khó chịu cho lưng. Vì thế lâu lâu nên đứng dậy, đi qua đi lại, thư giãn xương lưng. Tránh ngồi trên nệm ghế quá mềm.
Tập thể dục nhẹ nhàng tăng tuổi thọ xương cho người già
– Nên tập thể dục với các cử động làm thư giãn khớp xương và bắp thịt. Tăng cường sức mạnh cho bắp thịt, dây chằng ở lưng.
– Buổi sáng thức dậy, trước khi bước ra khỏi giường nên tập các cử động vặn người qua lại để thư giãn lưng. Lý do là sau bảy giờ nằm ngủ, xương khớp, bắp thịt cứng lại. Nếu đứng dậy ngay có thể ngã, gây tổn thương cho lưng và các phần khác của cơ thể.
– Không hút thuốc lá vì chất nicotine trong làm giảm máu lưu thông tới lưng khiến cơ khớp yếu. Cần giảm cân nếu cơ thể béo phì. Vì béo phì là nguyên nhân gây mô mềm ở lưng căng cương. Hai phần ba người bị đau lưng kinh niên đều bị béo phì.