Người cao tuổi thuộc nhóm đối tượng dễ mắc bệnh đường hô hấp, tim mạch, xương khớp trong thời điểm giao mùa đặc biệt là mùa đông. Việc không điều trị kịp thời các bệnh đường hô hấp sẽ dễ gây biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe. Nguyên nhân của việc này bởi người cao tuổi có sức đề kháng kém, chức năng của các cơ quan trong cơ thể suy giảm.
Chính vì thế càng cao tuổi thì càng phải chú ý về sức khỏe. Để hệ miễn dịch của cơ thể được nâng cao. Thì hơn hết người cao tuổi nên chủ động có biện pháp phòng ngừa, nâng cao sức khỏe bản thân. Và hôm nay chúng ta sẽ tập trung trao đổi về nội dung liên quan tới vấn đề hô hấp cũng như cách phòng ngừa bệnh đường hô hấp ở người cao tuổi đúng cách. Đặc biệt trong thời điểm dịch Covid – 19 đang bùng phát như hiện nay thì người cao tuổi càng phải cẩn trọng nhiều hơn.
Người cao tuổi nên chủ động nâng cao sức đề kháng của cơ thể
Khi thời tiết chuyển lạnh, cơ thể người cao tuổi dễ bị nhiễm bệnh. Đặc biệt là bệnh đường hô hấp. Việc dùng thuốc có thể gây nhiều tác dụng phụ. Vì vậy, cách tốt nhất để bảo vệ sức khỏe lúc này là phòng bệnh. Và áp dụng các biện pháp điều trị không dùng thuốc.
Để chủ động phòng tránh các bệnh lý nói chung, bệnh về đường hô hấp nói riêng người cao tuổi cần nâng cao sức đề kháng của cơ thể. Chẳng hạn dùng thuốc bổ sung dinh dưỡng với thành phần Beta caroten, vitamin C, vitaminE, kẽm. Tăng cường ăn rau quả chứa nhiều vitamin C thiên nhiên như cam, chanh, bưởi, cà chua, quýt, su hào, xà lách, giá đậu… Nhằm làm tăng sức đề kháng của cơ thể, chống lại tình trạng dễ bị các virus. Và vi khuẩn xâm nhập, gây cảm và các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp. Đảm bảo ăn uống đủ bữa, đủ chất để nâng cao sức đề kháng của cơ thể. Cần tăng bữa và chia nhỏ bữa cho người già, thức ăn phải nóng, ấm.
Luôn giữ ấm cơ thể để bảo vệ đường hô hấp
Bên cạnh đó, hoạt động giữ ấm cơ thể là biện pháp quan trọng để phòng bệnh. Hệ hô hấp của người già rất nhạy cảm với nhiệt độ. Khi nhiệt độ thấp (lạnh) kèm với độ ẩm cao, cơ thể rất dễ bị cảm lạnh dẫn đến viêm đường hô hấp trên, viêm phế quản phổi. Cách giữ ấm cho cơ thể: Không đi ra ngoài khi trời mưa nếu không có dụng cụ bảo vệ mặc ấm. Nhất là giữ ấm phần ngực, cổ; ăn uống thức ăn nóng ấm. Tốt nhất là uống trà gừng nóng có thêm ít đường phèn. Trong trường hợp không cần thiết thì không nên ra bên ngoài khi trời quá lạnh, hay mưa. Cần phải đội mũ che kín tai khi đi ra ngoài đề tránh viêm nhiễm tai, viêm họng, viêm xoang…
Một điều cần thiết khác là giữ giấc ngủ yên trong đêm. Vì việc thường xuyên mất ngủ (thường gặp ở người cao tuổi) sẽ làm giảm khả năng đề kháng của cơ thể. Có thể tắm nước ấm để tạo thư giãn khi đi ngủ. Uống một ly sữa ấm trước lúc lên giường; để khỏi hạ đường huyết trong đêm, gây rối loạn giấc ngủ.
Tập thể dục thường xuyên để tăng sức khỏe cơ thể
Nên tập thể dục đều đặn như tập hít thở trước và sau khi ngủ dậy. Tập vận động tay chân, xoa, bóp các cơ bắp. Có thể tập nhẹ nhàng trong nhà hoặc có điều kiện thuận lợi như gần công viên, câu lạc bộ. Nên đến những nơi này để vừa tập vừa có cơ hội gặp gỡ bạn bè trao đổi. Tâm sự phần để giải tỏa một số bức xúc. Và có thể học tập kinh nghiệm lẫn nhau trong việc gìn giữ, bảo vệ sức khỏe.
Ngoài bệnh tật, niềm vui tuổi già với người cao tuổi là liều thuốc tinh thần. Do vậy con, cháu nên gần gũi, động viên, chăm sóc ông bà, bố mẹ những lúc ốm đau. Cũng góp phần đáng kể làm cho người cao tuổi ít bệnh tật và cảm thấy sống vẫn còn có ích
Cần vệ sinh họng, miệng sạch sẽ thường xuyên hằng ngày như đánh răng đều đặn trước và sau khi ngủ dậy; súc miệng bằng nước muối sinh lý hoặc có thể dùng nước muối tự pha chế.
Nên đi khám bệnh định kỳ, nhất là mỗi khi nghi bản thân mình có bệnh. Khám bệnh, thầy thuốc sẽ phát hiện ra bệnh và sẽ có những lời khuyên, tư vấn hữu ích và có biện pháp điều trị thích hợp.