Các CĐV Anh phân biệt chủng tộc đối với Saka, Rashford và Sancho
4 phút, 56 giây để đọc.

Trong trận chung kết giải vô địch Euro 2021 giữa đội tuyển Anh và Italia, cầu thủ Marcus Rashford, Jadon Sancho và Bukayo Saka, bộ ba cầu thủ da màu khác đều thất bại trong loạt sút luân lưu 11m lịch sử này. Qua đó khiến đội tuyển Anh thất bại đầy cay đắng trong trận chung kết lịch sử ngay trên sân nhà Wembley trước đội tuyển Italia. Ít phút sau khi trận đấu kết thúc, nhiều CĐV quá khích đã dùng ngôn từ phân biệt chủng tộc để xúc phạm các cầu thủ này trên tài khoản cá nhân, đặc biệt đối với cầu thủ trẻ Bukayo Saka, người có pha dứt điểm mang tính quyết định đến chức vô địch của đội tuyển Anh.

Thủ tướng Anh lên tiếng về nạn phân biệt chủng tộc

Thủ tướng Anh Boris Johnson đã phải lên tiếng sau khi chứng kiến làn sóng phân biệt chủng tộc rất mạnh hướng về Marcus Rashford, Jadon Sancho và Bukayo Saka. Bộ ba cầu thủ trẻ của Tam Sư đã trượt 3 quả penalty ở loạt sút 11m định mệnh rạng sáng nay.

Thủ tướng Anh lên tiếng về nạn phân biệt chủng tộc 

Ông Johnson cho rằng việc công kích các cầu thủ Anh là điều sai trái. Nhưng dùng các lời lẽ phân biệt chủng tộc để thực hiện mục tiêu ấy còn tệ hại hơn gấp nhiều lần.  “Đội tuyển Anh năm nay cần được xem là những người hùng chứ không phải nạn nhân của những lời lẽ phân biệt chủng tộc trên mạng xã hội. Những ai có phát ngôn không đúng mực nên tự cảm thấy nhục nhã với bản thân họ”, Thủ tướng Boris Johnson chia sẻ.

Rất nhiều từ ngữ nặng nề đi kèm các emoji hình quả chuối; khỉ đã được comment vào những bài đăng mạng xã hội của Rashford, Sancho và Saka. Thậm chí nhiều CĐV quá khích còn nói rất nhiều câu khó nghe để giải tỏa sự bức xúc. Họ quên mất rằng việc đội tuyển Anh vào được vòng chung kết EURO đã là một kỳ tích lịch sử.

Các bình luận của CĐV

Xuất phát từ những bình luận phân biệt chủng tộc của nhiều CĐV Anh. Một bộ phận nhỏ CĐV Italia cũng bắt đầu có những comment tương tự, đánh vào đối thủ.

Xen lẫn giữa làn sóng tiêu cực, hàng nghìn CĐV đã lên tiếng ủng hộ các cầu thủ trẻ của Tam Sư. Đặc biệt là đối với cầu thủ trẻ của Arsenal, Bukayo Saka. Dù mới 19 tuổi, cầu thủ mang hai dòng máu Nigeria và Anh. Anh đã rực sáng tại EURO 2021, mang đến nhiều màn trình diễn ấn tượng. Một CĐV bình luận rằng: “Tôi sẽ lấy bộ ba cầu thủ trẻ này còn hơn bất kỳ fan phong trào hay giả mạo ở ngoài kia”.

Một bình luận khác ghi rằng: “Tôi sẽ đứng bên cạnh Rashford, Sancho và Saka. Tôi sẽ ủng hộ tuyển Anh vì một mùa EURO tuyệt vời. Họ đã làm chúng tôi cảm thất rất tự hào và đại diện một cách hoàn hảo cho bóng đá Anh trước tình thế khó khăn hiện tại”.

Cảnh sát điều tra hành vi phân biệt chủng tộc

Theo thông báo của cảnh sát, họ sẽ bắt đầu điều tra những hành vi phân biệt chủng tộc. Đồng thời, sẽ hợp tác cùng liên đoàn bóng đá Anh để xử lý.

“Chúng tôi nhận biết được rất nhiều bình luận mang tính công kích; phân biệt chủng tộc trên mạng xã hội. Đồng thời, nhắm đến các cầu thủ da màu sau chung kết EURO. Việc làm này là không thể chấp nhận, không được bỏ qua và chúng tôi sẽ điều tra tất cả”. Song song với thông báo của cảnh sát Anh. Liên đoàn bóng đá nước này đã kêu gọi các trang mạng xã hội cùng vào cuộc để ngăn chặn những hành vi không đẹp.

“Chúng tôi mong các công ty mạng xã hội hãy sâu sát hơn, nhận trách nhiệm và có một số hành động để ngăn chặn như lọc, xóa các bình luận tiêu cực hoặc cảnh cáo những tài khoản có bình luận mang tính phân biệt chủng tộc. Ngoài ra, hãy cung cấp bằng chứng cho liên đoàn cũng như cơ quan cảnh sát. Vì những hành vi này sẽ có thể bị truy tố”.

Con dao hai lưỡi

Con dao hai lưỡi

Thật bi thảm khi chứng kiến ​​chàng trai trẻ Saka. Người đã chơi hết mình cho đội tuyển Anh, gục ngã trên sân cỏ. Sau đó phải đối mặt với làn sóng phân biệt chủng tộc. Nhiều người lao vào bảo vệ các cầu thủ da màu. Trong đó có Gareth Southgate và các đồng đội, và bất ngờ là cả Thủ tướng Boris Johnson.

Dĩ nhiên, chủ nghĩa phân biệt chủng tộc không chỉ xuất hiện ở riêng nước Anh. Những hooligan khét tiếng của nước này. Chính xác thì nó xuất hiện khắp châu Âu. Nơi các nhóm ít về chủng tộc và tôn giáo đại diện cho quốc gia của họ trên sân cỏ. Điều đó có nghĩa vụ phải xóa bỏ mối quan hệ tồn tại mà ở đó thành công. Cụ thể là ghi bàn – chỉ mang lại sự cân bằng thoáng qua.

Chẳng hạn như tiền đạo người Pháp gốc Algeria, Karim Benzema từng nói: “Nếu tôi ghi bàn, tôi là người Pháp.Nếu không, tôi là người Arab”. Nhiều năm sau, sau khi Đức bị loại khỏi World Cup 2018 tại vòng bảng. Sự giận dữ của người hâm mộ hướng về các cầu thủ nhập cư. Đáng chú ý nhất là tiền vệ Mesut Ozil; người giống như Benzema đã tuyên bố trước khi anh chia tay đội tuyển Đức: “Tôi là người Đức khi chúng tôi giành chiến thắng, một người nhập cư khi chúng tôi thua cuộc”.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Content is protected !!