Chăm sóc trẻ em 6 tháng tuổi như thế nào để phòng các loại bệnh?
4 phút, 50 giây để đọc.

Trong các giai đoạn phát triển của trẻ nhỏ, giai đoạn lúc bé 6 tháng tuổi thực sự rất quan trọng. Vào thời điểm này, bé đã bắt đầu có sự phản ứng nhanh nhạy hơn với thế giới bên ngoài. Các phản xạ, hành động, giao tiếp của con cũng có sự thay đổi. Lúc này, cha mẹ cần chú ý đến sự thay đổi này và quan tâm bé hơn. Vì đây cũng là giai đoạn con chững cân và dễ gặp một số dấu hiệu như sốt vì bé bắt đầu mọc răng. Chăm sóc cẩn thận cho con lúc này chính là tạo nền móng đề kháng tốt cho trẻ sau này. Hãy cùng chúng tôi tham khảo qua bài viết dưới đây để chăm sóc con tốt hơn trong giai đoạn bé 6 tháng tuổi nhé.

Sự phát triển của trẻ 6 tháng tuổi

Khi trẻ 6 tháng tuổi, trọng lượng của trẻ đã tăng gấp đôi so với lúc mới sinh. Trẻ 6 tháng tuổi, cân nặng và chiều cao bé sẽ phát triển chậm lại. Mỗi tháng chỉ tăng khoảng 450g và chiều cao cũng tăng khoảng 1,27cm mỗi tháng.

Trong thời gian này, màu mắt của bé đã thay đổi so với lúc mới sinh.Đặc biệt, thời điểm này không chỉ thị lực mà cả 5 giác quan của trẻ đều đã phát triển vượt bậc.

Sự phát triển của trẻ 6 tháng tuổi

Trong 6 tháng đầu bé được sữa mẹ cung cấp đủ dinh dưỡng và các kháng thể chống lại nhiễm trùng và trong 6 tháng đầu thì thường bé sẽ chưa biết làm gì nhiều. Trong khi đó từ 6 tháng trở lên  thì sữa mẹ sẽ không còn nhiều, không còn các kháng thể bảo vệ tốt cho bé nữa và bé lại bắt đầu vận động nhiều cũng như biết cầm nắm đồ chơi, biết ngậm đồ chơi và ngậm tay chân. Đó chính là nguyên nhân khiến bé dễ bị bệnh hơn so với 6 tháng đầu. Điều này là lẽ bình thường của sự phát triển của bé. Cha mẹ sẽ giúp cải thiện tình trạng của bé tốt hơn để giảm tần suất bệnh và không bị bệnh nặng.

Những lưu ý khi chăm sóc trẻ 6 tháng tuổi để tránh các bệnh

Vấn đề dinh dưỡng

Bé từ 6 tháng đến 1 tuổi sẽ được cho ăn bột từ nhão sang đặc. Từ tháng thứ 9 sẽ bắt đầu tập cho ăn dặm cháo xay. Đến tháng thứ 12 thì ăn cháo hoàn toàn và ngưng bột nếu được. Từ tháng thứ 12 cho đến tháng 24 bé sẽ ăn cháo từ nát, loãng tăng dần độ đặc và số lượng. Đến tháng thứ 18 bé sẽ bắt đầu được tập ăn dặm bằng cơm nát và đến tháng thứ 24 trở đi sẽ cho ăn cơm hoàn toàn (với điều kiện răng bé đã mọc đầy đủ).

Vệ sinh răng miệng cho bé

Răng miệng, mũi (hô hấp trên): Mỗi ngày làm ít nhất 2 lần bằng cách dùng lọ nước muối sinh lý (Efticol 0.9%). Cho bé nằm nghiêng lại để đầu lọ nước muối vào lỗ mũi trên. Rồi bóp cho chảy ra lỗ mũi dưới, bóp khoảng 3 lần thì sẽ hết lọ. Nếu sau khi bóp xong một lọ mà thấy nước chảy ra trong và sạch thì lật ngược bé lại. Để cho lỗ mũi dưới ở phía trên và lặp lại như vậy cho lỗ mũi bên đó.

Sau khi xịt rửa mũi bằng nước muối sinh lý như vậy thì dùng đồ rơ miệng tròng vào ngón tay. Sau đó nhúng vào nước sôi để nguội. Cho bé nằm nghiêng hoặc cúi người ra trước. Dùng tay có đồ rơ miệng thò vào miệng bé quét sâu xuống vào sau họng vùng đáy lưỡi của bé. Như vậy để móc hết đàm nhớt vướng lại vùng hầu họng ra ngoài. Khi rơ thì nhẹ tay nhưng phải rà sâu vào sao, bé có thể sẽ trớ và ói một chút xíu. Nhưng không sao nhé. Hãy để bé nằm nghiêng hoặc cúi người ra trước. Tốt nhất nên làm lúc bé chưa ăn uống gì cả vào buổi sáng sớm mới ngủ dậy và tối trước khi đi ngủ chưa uống sữa.

chăm sóc trẻ 6 tháng tuổi

Vệ sinh thân thể

Vệ sinh tay chân và thân thể: Hàng ngày sẽ tắm cho bé tuỳ thuộc vào mức độ bé ra mồ hôi nhiều hay ít người bé có dơ hay không nhưng tối thiểu cũng phải 2-3 lần một ngày bằng nước ấm. Tay chân phải vệ sinh sạch sẽ và nên đeo vớ cho bé, móng tay móng chân phải cắt sạch.

Vệ sinh đồ chơi: Đồ chơi phải sạch sẽ và được rửa bằng nước xà bông sạch sẽ. Không cho bé ngậm đồ chơi. Không cho bé ngậm núm Vú giả. Nhà cửa phải lau sạch sẽ hàng ngày có thêm nước sát khuẩn.

Đặc biệt khi trẻ đang bị viêm đường hô hấp trên chẳng hạn như viêm họng, việc chăm sóc vệ sinh chưa tốt sẽ làm bệnh của bé kéo dài

Giữ ấm cho bé

Thời tiết thay đổi chính là nguy cơ làm bé dễ bị mắc bệnh hơn. Vì thế cần phải giữ ấm cho bé tốt. Tránh cho bé bị dầm mưa hay nắng. Cho bé uống nhiều nước. Uống thêm nước trái cây.

Lưu ý dùng thuốc cho bé

Vấn đề bệnh viêm họng của bé thì khi nào thấy thật cần thiết mới dùng kháng sinh. Kháng sinh chỉ được dùng và nên dùng khi bé có dấu hiệu nhiễm trùng thôi. Việc dùng kháng sinh phải được khám và chỉ định của BS chuyên khoa về nhi.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Content is protected !!