Ngày nay, khi con người phải tiếp xúc quá nhiều với đồ điện tử thì việc mắc các bệnh về mắt ngày càng gia tăng. Các bệnh về mắt phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: lối sống sinh hoạt, bẩm sinh, khói bụi,…Nhung đôi mắt là cửa sổ tâm hồn, nếu không có biện pháp khắc phục sẽ làm cho mắt ta ngày càng trở nên yếu hơn. Đặc biệt là bệnh đục thủy tinh thể, đây là căn bệnh mà rất nhiều người mắc phải. Vì vậy, hãy cùng tham khảo bài viết này để biết thêm nhiều bài thuốc dân gian chữa bệnh đục thủy tinh thể nhé.
Các triệu chứng của bệnh đục thủy tinh thể
Đục thủy tinh thể một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây nên mù lòa. Bệnh thường xảy ra ở người cao tuổi. Tuy nhiên, bệnh này vẫn xảy ra ở trẻ em do bẩm sinh hoặc do chấn thương về mắt. Nếu không được chữa trị kịp thời, bệnh sẽ gây mù lòa.
Các triệu chứng của đục thủy tinh thể: Giảm thị lực nhưng không có biểu hiện đau. Lóa mắt, nhạy cảm với ánh sáng, dễ bị chói mắt, thấy những quầng sáng xung quanh nguồn sáng. Khó nhìn vào ban đêm hoặc khi ở nơi không đủ ánh sáng. Nhìn một vật thành hai vật. Phải thay đổi kính mắt thường xuyên. Cần nhiều ánh sáng hơn để đọc sách báo hoặc làm việc so với trước. Bệnh đục thủy tinh thể có thể dẫn đến mù lòa.
Nguyên nhân đục thủy tinh thể và các yếu tố nguy cơ?
Hiện nay có rất nhiều nguyên nhân có thể gây ra bệnh đục thủy tinh thể như: môi trường, lối sống, chế độ dinh dưỡng, di truyền, chấn thương…Tuy nhiên đục thủy tinh thể do tuổi tác chiếm tới 99%. Hiện tượng đục thể thuỷ tinh hầu hết đều xuất hiện sau độ tuổi 60.
Tuổi tác: Khi con người già đi, những sự thay đổi có thể xảy ra trong cấu trúc protein thủy tinh thể dẫn đến đục thể thuỷ tinh. Bẩm sinh: Trẻ em mới sinh ra cũng có nguy cơ mắc đục thủy tinh thể do rối loạn si truyền. Ngoài ra bệnh cũng có thể phát triển do mẹ khi mang thai mắc các bệnh truyền nhiễm như như bệnh sởi, bệnh rộp da và giang mai.
Các nguyên nhân thứ phát: Các căn bệnh như tăng nhãn áp, tiểu đường cũng có thể biến chứng thành đục thể thuỷ tinh. Dùng kéo dài một số thuốc như corticoid (nhỏ cũng như uống), thuốc hạ mỡ máu (simvastatin), thuốc chống loạn nhịp tim (amilodarone), thuốc trầm cảm (phenothiazin)… làm tăng nguy cơ đục thể thuỷ tinh. Chấn thương: Một số chấn thương có thể dẫn đến sự hình thành đục thể thuỷ tinh ngay hoặc sau nhiều năm.
Các bài thuốc dân gian chữa bệnh đục thủy tinh thể
Bài viết sau đây giới thiệu 5 vị thuốc có tác dụng điều trị đục thủy tinh thể, ngăn ngừa các biến chứng của bệnh. Đối với việc đục thủy tinh thể chữa theo dân gian thì dưới đây là một số cây thuốc và bài thuốc có tác dụng hỗ trợ điều trị đục thủy tinh thể.
Sử dụng hạt cây cối xay
Thành phần: Hạt cây cối xay: 1 lượng vừa đủ, Gan lợn: 1 bộ. Cách làm: Tán nhỏ hạt cây cối xay. Gan lợn rửa sạch, khía ra, dồn bột thuốc vào, nướng khô. Tán nhỏ gan lợn và bột thuốc đã nướng khô, viên lại bằng hạt ngô. Cách dùng: Uống với nước cháo hoặc nước nóng ấm. Mỗi lần 15 viên.
Sử dụng thảo dược hoàng liên
Thành phần: Hoàng liên: 40g, Gan dê: 1 bộ, Mật ong. Cách làm : Hoàng liên tán bột. Gan dê đem sấy khô, giã nhỏ. Trộn 2 nguyên liệu với 1 lượng mật ong vừa đủ, sau đó viên lại bằng hạt ngô. Cách dùng: Uống với nước nóng ấm. Mỗi lần uống 15 viên, uống 2 lần/ngày.
Bài thuốc thương truật, cỏ tháp bút
Thành phần: Thương truật: 320g, Cỏ tháp bút: 80g. Cách làm: Ngâm thương truật với nước vo gạo trong 7 ngày, sau đó sấy khô. Tán nhỏ thương truật và cỏ tháp bút. Cách dùng: Ngày uống 2 lần vào buổi sáng và buổi tối. Mỗi lần uống 4g.
Bài thuốc đương quy, phụ tử
Thành phần: Đương quy: 240g, Phụ tử: 100g, Mật ong. Cách làm: Đương quy, phụ tử nướng trên lửa than cùng tán nhỏ, luyện với mât ong. Viên lại bằng hạt ngô. Cách dùng: Uống với nước ấm. Mỗi lần uống 30 viên.
Kết hợp dạ minh sa, củ từ
Nguyên liệu: Dạ minh sa: 9g, Củ từ: 30g, Dây tơ hồng: 9g, Gạo tẻ: 60g, Đường đỏ. Cách làm: Cho củ từ, dạ minh sa, dây tơ hồng vào 1 túi vải, bỏ vào nồi. Tiếp theo, cho gạo đã vo sạch và một ít đường đỏ vào. Đun to lửa, sau khi sôi thì đun lửa nhỏ, ninh thành cháo. Cách dùng: Ăn trong ngày, Ăn liên tục trong 15 – 30 ngày. Ngoài việc dùng thuốc nam trị đục thủy tinh thể, người bệnh cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi hợp lý để có được hiệu quả điều trị tối ưu.
Một số lưu ý
Bệnh nhân có thể ăn những thực phẩm chứa nhiều protein cao như thịt nạc, sữa bò, sữa đậu nành, đậu phụ… để bổ sung protein, acid amin. Ăn nhiều rau xanh và các loại trái cây như cà rốt, cà chua, rau chân vịt, xà lách, quả hồng, táo,… để bổ sung vitamin cho mắt. Nên ăn các loại thực phẩm như cá trắm đen, thịt nạc, lạc, quả óc chó, sò biển…để bổ sung kẽm cho mắt.
Kiêng những đồ ăn cay, nóng để không gây kích thích mắt, làm cho bệnh nặng thêm. Kiêng thuốc lá, rượu để tránh gây tổn hại thị lực. Không nên tiếp xúc với các nguồn ánh sáng quá mạnh. Không nên sử dụng các thiết bị điện tử như tivi, máy tính, điện thoại quá nhiều để tránh mắt phải hoạt động nhiều. Có chế độ nghỉ ngơi hợp lý, giữ tinh thần thoải mái.