Đối với những người lính áo trắng trên tiền tuyến của cuộc chiến chống dịch, họ phải xuất hiện trên tiền tuyến của cuộc chiến chống lại Covid-19 tại Tp. Hồ Chí Minh, đồng nghĩa với việc hậu phương và gia đình của họ phải ở lại. Nhưng cùng với nghị lực của họ còn có nguồn sức mạnh to lớn từ sự sẻ chia của “hậu phương nhỏ”. Đó là những em bé ngây thơ, nhưng trong cơn đại dịch, suy nghĩ của các em nhanh chóng lớn lên với tình yêu thương và lòng trắc ẩn của cha mẹ. Đây cũng là nguồn tin cho chiến thắng của Việt Nam trước Covid-19?
Tình hình dịch bệnh tại Tp. Hồ Chí Minh
Những ngày này, cả nước đang dõi theo tình hình dịch bệnh tại Tp. Hồ Chí Minh và các tỉnh miền Nam. Nơi mà chính quyền và nhân dân đang trải qua những thời khắc khó khăn để phòng, chống dịch COVID-19.
Đợt dịch lần này rất phức tạp, diễn biến khó lường, số ca mắc tăng cao. Đồng thời, ảnh hưởng sâu rộng đến mọi mặt đời sống kinh tế – xã hội và cuộc sống mưu sinh của người dân.
Điều đáng quan ngại là sự xuất hiện của biến thể Delta. Virus có tốc độ lây nhanh và lan ra diện rộng trong thời gian ngắn. Đặc biệt, nhiều ổ dịch được ghi nhận trong các khu công nghiệp, tại các khu chợ dân sinh, chợ đầu mối. Các cụm cư dân đông đúc, do vậy thời gian tới dự báo sẽ tiếp tục ghi nhận nhiều ca mắc mới.
Chung tay của cả cộng đồng
Cả hệ thống chính trị cùng toàn dân, toàn quân, trong đó có đội ngũ thầy thuốc, tiếp tục dồn tâm – sức – lực để hỗ trợ, giúp đỡ các địa phương ngăn chặn, đẩy lùi dịch bệnh và sớm đưa cuộc sống của người dân trở lại bình thường.
Dõi theo bước chân của các đồng nghiệp trên mọi nẻo đường của tổ quốc thân yêu, qua các đợt dịch, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long đánh giá rất cao tinh thần quả cảm, xông pha, không ngại gian nguy, tiếp sức cho nhau để làm tròn bổn phận của người thầy thuốc trong công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe người dân.
Khoảnh khắc chia tay đầy xúc động
Khoảnh khắc người bố trẻ ôm tạm biệt con thơ để cùng đồng nghiệp lên đường chi viện Tp. Hồ Chí Minh chống dịch khiến nhiều người rưng rưng xúc động.
Hình ảnh người bố trẻ ôm tạm biệt vợ hiền và con thơ; lên đường vào “tâm dịch” Tp. Hồ Chí Minh làm nhiệm vụ chống dịch vừa được đăng tải trên mạng xã hội khiến nhiều người chú ý.
Được biết, nhân vật chính của khoảnh khắc xúc động này là anh Cẩm, chị Thảo cùng em bé Xoài Non vừa tròn 3 tháng 7 ngày. Chị Thảo và anh Cẩm đều đang công tác tại bệnh viện Đa khoa TP Vinh. Theo thông tin chị Thảo cung cấp, đoàn tình nguyện chồng chị sẽ đến làm việc tại bệnh viện Trưng Vương (Quận 10, Tp. Hồ Chí Minh).
Chia sẻ của người vợ xa chồng nơi tâm dịch
Trên trang cá nhân, chị Thảo viết: “Không biết phải viết những câu gì hơn ngoài chúc chồng cùng toàn thể các anh, chị, em, các bạn đồng nghiệp tỉnh Nghệ An chi viện cho thành phố mang tên Bác thượng lộ bình an.
“Mình ra sân bay tiễn chồng chỉ vì cả tháng nay bố con ít gặp nhau. Trong tình hình dịch bệnh căng thẳng, cũng có rất nhiều em bé phải xa bố, xa mẹ. Nên mình hy vọng mọi người hãy cùng nhau nâng cao ý thức. Để cuộc sống sớm trở lại như bình thường”, chị Thảo chia sẻ.
Đợt dịch này sẽ rất căng thẳng và vất vả, mong mọi người hãy cẩn trọng từng giây từng phút. Sớm dập dịch nhanh chóng để trở về đoàn tụ với gia đình. Ai cũng sẽ có nỗi nhớ nhà, nhớ bố mẹ, nhớ chồng, nhớ vợ con da diết. Nhưng những người ở nhà sẽ luôn là hậu phương vững chắc. Để mọi người yên tâm thực hiện trọng trách được giao.
Gác lại mọi thứ để vào tâm dịch
Chỉ còn 9 ngày nữa là đến kỷ niệm 1 năm “về chung một nhà” của vợ chồng anh Cẩm. Nhưng họ đành gác lại tình riêng để cùng cả nước chung tay chống dịch.
Chồng cố gắng giữ gìn sức khỏe nhé, không phải lo về mẹ con em, ở nhà có ông bà nội ngoại chăm sóc và giúp đỡ rồi. Sẽ nhanh khống chế được dịch thôi, em tin là vậy! Rồi còn về với Xoài Non của chúng ta nữa chứ”.
Theo chia sẻ của chị Thảo, chỉ còn 9 ngày nữa là đến kỷ niệm 1 năm ngày cưới của vợ chồng chị. Nhưng, hơn bao giờ hết, cả hai vợ chồng đều hiểu rằng, lúc này họ gác niềm hạnh phúc riêng để cùng cả nước chung tay đẩy lùi dịch bệnh, sớm đưa cuộc sống trở lại quỹ đạo bình thường.
“Mong mọi người giữ gìn sức khỏe, cẩn thận trong mọi tình huống. Hẹn ngày dịch ổn trở về với gia đình”, chị Thảo rưng rưng nói.