Dinh dưỡng cho bé vào thời tiết nắng nóng
4 phút, 35 giây để đọc.

Bước vào mùa hè, thời tiết nắng nóng cũng là lúc vi khuẩn phát triển mạnh nhất. Nó dễ dàng tấn công vào cơ thể trẻ nhỏ và gây bệnh. Đồng thời, khi thay đổi nhiệt độ môi trường nhanh chóng làm cho trẻ cảm thấy mệt mỏi, chán ăn. Điều này đã làm cho các bậc cha mẹ cảm thấy lo lắng, bối rối không biết nên làm thế nào? Tuy nhiên, bạn không cần quá lo lắng vấn đề này. Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ bật mí đến bạn cách lên thực đơn dinh dưỡng cho bé vào thời tiết nắng nóng.

Sử dụng các loại thực phẩm dễ hấp thụ và tiêu hóa tốt

Thời tiết nóng bức của mùa hè là điều kiện thuận lợi. Để các vi khuẩn sinh sôi, gây bệnh cho trẻ. Bên cạnh đó, trẻ cũng rất dễ mất nước do vận động khiến mồ hôi ra nhiều; khiến cơ thể mệt mỏi, chán ăn.

thực phẩm dễ hấp thụ

Để cải thiện tình trạng này, mẹ cần xây dựng cho con chế độ dinh dưỡng hợp lý. Đồng thời bổ sung sữa giúp trẻ phát triển khỏe mạnh.

Để giảm cảm giác nóng bức, khó chịu trong mùa hè. Mẹ nên ưu tiên bổ sung cho trẻ những thực phẩm có tính giải nhiệt cao như rau dền; rau muống, bí, mồng tơi, mướp, canh chua… Những thực phẩm này giúp mang lại cảm giác mát mẻ, đồng thời cung cấp nhiều vitamin, chất xơ, rất tốt cho hệ tiêu hóa của bé.

Bên cạnh đó, các mẹ cũng lưu ý hạn chế các món xào rán và đồ ăn nhanh. Thực đơn trong bữa phụ cũng nên ưu tiên các món giúp thanh nhiệt như: Chè hạt sen, sữa, sữa chua hay bánh flan, hoa quả dầm…

Bổ sung thêm các vitamin cần thiết cho cơ thể

Thời tiết nóng nực, cơ thể tiết mồ hồi nhiều dễ dẫn tới tình trạng thiếu Vitamin ở trẻ, đặc biệt là các vitamin B1, B2, B6, C và PP.

Để bổ sung lại lượng Vitamin bị mất, mẹ nên ưu tiên các loại trái cây tươi ngon, giàu giá trị dinh dưỡng như: Dứa, cam, dưa hấu, dâu tây, bơ, đu đủ… Chúng không chỉ là nguồn cung cấp khá nhiều vitamin, dưỡng chất và chất xơ cho trẻ mà còn giúp trẻ tăng cường hệ miễn dịch, phòng chống được các bệnh mùa hè.

Bổ sung thêm nước để tránh tình trạng mất nước

Thiếu nước là tình trạng thường gặp ở trẻ trong ngày nắng nóng. Cơ thể thiếu nước là nguyên nhân gây ra các bệnh phổ biến mùa hè như cảm cúm, sốt… Vì vậy, phụ huynh cần cho trẻ uống nước thường xuyên và phải uống đủ lượng nước cần thiết mỗi ngày. Ngoài nước lọc, mẹ cũng có thể bổ sung nước các loại đồ uống có giá trị dinh dưỡng cao như: Sữa tươi; sữa đậu nành, sữa chua uống, sinh tố, nước ép trái cây…

Bổ sung thêm các thực phẩm tăng cường sức đề kháng

Để tăng cường sức đề kháng, hạn chế mắc bệnh trong mùa hè. Trẻ cần được ăn đầy đủ và cân đối các chất dinh dưỡng, ưu tiên vitamin C, Kẽm. Trong đó, vitamin C có nhiều trong rau đay, rau muống, bưởi, nhãn, chanh, dứa…. Giúp tăng hoạt động của hệ thống miễn dịch, làm lành vết thương và bảo vệ trẻ khỏi chứng cảm lạnh hay cảm cúm thông thường. Kẽm có nhiều trong hải sản, thịt bò… vừa giúp tăng sức đề kháng vừa kích thích vị giác giúp trẻ ăn ngon miệng.

thực phẩm tăng cường sức đề kháng

Bổ sung thêm các thực phẩm có tác dụng giúp bé dễ ngủ

Thời tiết nóng nực, trẻ em thường khó ngủ hơn; ngủ không đủ giấc sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển não bộ của trẻ. Vì vậy, mẹ đừng quên bổ sung những thực phẩm giúp an thần để bé dễ đi vào giấc ngủ như chuối, hạt sen, sữa…

Bên cạnh những nhóm thực phẩm trên mẹ đừng quên bổ sung sữa giúp trẻ phát triển khỏe mạnh. Sữa giúp trẻ phát triển khỏe mạnh là loại giàu năng lượng hỗ trợ tăng cường thể trạng. Nó chứa Kẽm, Lysine, vitamin nhóm B giúp con ăn ngon miệng; có thành phần sữa non, vitamin A, C, E. Sẽ giúp tăng cường sức đề kháng, phòng ngừa bệnh tật và bổ sung chất xơ tự nhiên FOS đẩy lùi các vấn đề tiêu hóa. Có như vậy, mới giúp bé yêu khỏe mạnh, phát triển toàn diện.

Những lưu ý ba mẹ nên biết khi chuẩn bị thực đơn dinh dưỡng cho bé

Ba Mẹ cần lưu ý một vài loại thực phẩm nên hạn chế cho trẻ sử dụng vào những ngày nắng nóng. Bởi chúng có thể sẽ là nguy cơ khiến cho trẻ có cảm giác khó tiêu và mệt mỏi khi vận động. Một vài loại thực phẩm cần tránh như hức ăn nhanh; đồ chiên rán, nhiều chất béo như gà rán, khoai tây chiên, thịt mỡ, xúc xích, đồ hộp, lạp xưởng…

Thức ăn chế biến xong cần cho trẻ ăn ngay trong vòng 30 phút. Không cho trẻ ăn thức ăn sống, thức ăn hay sữa sau khi pha để ngoài nhiệt độ thường hơn 2 giờ; hay nước đá không tinh khiết, nước mía, rau má bán lòng lề đường

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Content is protected !!