Trở lại một cuộc sống bình thường không còn dịch bệnh luôn là ao ước của mọi người trên thế giới này. Thế nhưng đối với giới trẻ Hàn Quốc, trở lại với cuộc sống như ngày thường còn có một nỗi sợ hãi khác mang tên là “hoesik”. “hoesik” là thuật ngữ chỉ hành động đi nhậu sau giờ làm. Nếu như bạn nào đam mê phim Hàn Quốc thì sẽ bắt gặp những chi tiết chè chén trên bàn rượu sau giờ tan sở. Được biết đây là văn hóa đặc trưng của xứ sở Kim Chi, có khi các bạn trẻ phải tiếp rượu tiền bối đến tận sáng sớm ngày hôm sau.
Hậu Covid-19, giới trẻ Hàn sợ lại phải tiếp rượu sếp
Trở lại cuộc sống bình thường là điều mọi người mong mỏi trong suốt đại dịch. Thế nhưng, với nhiều người trẻ Hàn Quốc, sự chờ mong đó còn đi kèm với nỗi sợ hãi có tên “hoesik”. Theo Korea Times, với tốc độ tiêm chủng hiện tại, chính phủ Hàn Quốc hy vọng có thể nới lỏng lệnh giới nghiêm với các nhà hàng, bar, quán rượu đến nửa đêm. Các cuộc tụ tập với quy mô lớn cũng được cho phép vào tháng 7 tới.
Những điều này được cho sẽ giúp hoesik – văn hóa ăn nhậu sau giờ làm – quay trở lại trong môi trường công sở. Tại Hàn Quốc, nhiều người trẻ mô tả hoesik là “cơn ác mộng” buộc họ phải tiếp rượu các tiền bối, sếp đến 2-3 giờ sáng.
Theo một cuộc thăm dò gần đây của JobKorea. 87% trong tổng số 1.424 người được hỏi tin rằng cuộc sống bình thường sẽ trở lại khi toàn dân được tiêm chủng. Trong đó, gần 50% những người ở độ tuổi 20 và 30 cho biết. Họ lo lắng về những cuộc gặp mặt, tiệc rượu sau giờ làm. 30% nhóm tuổi này muốn tiếp tục làm việc ở nhà vì nỗi ám ảnh hoesik.
Các cuộc tụ họp đã được lên kế hoạch sau đại dịch
“Ngay khi có thông tin về việc nới lỏng giãn cách. Các cuộc tụ họp đã được lên kế hoạch. Thế nhưng, tôi hy vọng hoesik sẽ không kéo dài đến tận nửa đêm. Để chúng tôi có thể về nhà trước 22h”. Một nữ nhân viên tiếp thị ở độ tuổi 30 cho biết.
Kể từ khi Covid-19 bùng phát, hoesik gần như biến mất khi các nhà hàng, quán cà phê, karaoke và bar ở Seoul phải đóng cửa trước 22h. Theo quy tắc ngăn cách xã hội ở Hàn Quốc. Các cuộc tụ tập riêng tư từ 4 người trở lên cũng bị cấm.
“Tôi đã mất nhiều thứ do Covid-19, nhưng có một điều tốt là hoesik kết thúc lúc 22h”. Kim, nhân viên ở độ tuổi 20, cho biết.
“23h tôi đã về đến nhà, vì vậy tôi có thời gian để nghỉ ngơi và không còn mệt mỏi vào ngày hôm sau nữa. Mọi người đều nói rằng văn hóa này phải được duy trì”, Kim nói.
Lee, nhân viên 31 tuổi làm việc tại một công ty công nghệ. Nói rằng nhờ hoesik kết thúc sớm hơn, cô có thể bắt kịp xe buýt về nhà. “Tôi hy vọng rằng tiệc rượu trước 22h có thể trở thành xu hướng mới tại các công ty”, Lee nói thêm.
Nhiều người cho rằng văn hóa này cần được duy trì
Ngược lại, các ông chủ, những người rất hoan nghênh việc mở cửa quán bar, nhà hàng đến nửa đêm. Có vẻ sốc trước thái độ thờ ơ của nhân viên trẻ tuổi. Kim, người sở hữu một công ty nhỏ với khoảng 30 nhân viên ở Gyeonggi, cho biết: “22h là quá sớm để chia tay. Chúng tôi đều muốn tiếp tục. Vì vậy hy vọng thời gian sẽ được kéo dài thêm một chút nữa”.
Kim, người ở độ tuổi 50, nói thêm ông luôn cảm thấy có lỗi với cấp dưới của mình. Vì đã không thể tổ chức hoesik đúng nghĩa trong hơn một năm qua. “Thế nhưng, bây giờ tôi cảm thấy bối rối vì họ nói chỉ thích hoesik trước 22h”.
Bắt tụ tập sau giờ làm là một kiểu bắt nạt
Shin Hae-rin, 29 tuổi, một nhân viên văn phòng ở thủ đô Seoul, cho biết: “Hầu hết tất cả mọi người đều phải tham gia hoesik sau giờ làm việc. Hoặc sau các buổi hội thảo, thường đi kèm với việc uống rượu say. Khiến cuộc sống công ty thực sự rất ngột ngạt đới với tôi. Nhờ đại dịch, tôi đã có thể dành buổi tối cho riêng mình. Và tôi hy vọng điều này sẽ tiếp tục ngay cả sau khi đại dịch kết thúc”.
“Hoesik”, từng là một phần thiết yếu trong văn hoá làm việc ở Hàn Quốc. Tuy nhiên, nó đã thay đổi nhiều khi chính phủ Hàn Quốc giảm thời gian làm việc tối đa từ 68 giờ xuống 52 giờ/tuần. Và ban hành luật chống bắt nạt, quấy rối nơi công sở.
Trong đó, luật này quy định rằng việc ép buộc nhân viên tham gia các cuộc tụ tập sau giờ làm. Là một kiểu bắt nạt. Theo một khảo sát được thực hiện bởi nền tảng tuyển dụng Saramin năm 2019. Đối với 1.824 nhân viên công sở, 64,5% họ có thể từ chối những “lời mời” như vậy. Mà không phải đối mặt với hậu quả tiêu cực.