Bệnh táo bón không chỉ gặp ở người lớn mà trẻ em cũng hay mắc phải bệnh này. Bởi thực đơn ăn uống không khoa học thì sẽ gặp phải tình trạng táo bón. Tuy nhiên ở một số trường hợp, thì bệnh táo xuất hiện là do việc ăn uống thiếu cân bằng giữa chất xơ, đạm và tinh bột. Đây là 2 nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng báo bón ở trẻ. Vậy làm sao để giảm triệu chứng táo báo ở trẻ? Bài viết này chúng tôi sẽ gợi ý đến bạn thực đơn ăn uống ở trẻ khi bệnh táo bón.
Nguyên nhân của bệnh táo bón ở trẻ
Ngoài ra, nguyên nhân thứ yếu là những tổn thương thực thể ở đường tiêu hoá, trường hợp này tương đối hiếm gặp và chỉ chiếm khoảng 5% trong các nguyên nhân gây táo bón ở trẻ. Đặc biệt, với những trẻ bị phình to đại tràng, bệnh suy giáp trạng bẩm sinh cũng sẽ trải qua tình trạng táo bón rất sớm từ ngay sau khi đẻ. Bên cạnh đó còn có các nguyên nhân mắc phải như: trẻ bị nứt hậu môn, dị tật ống tiêu hóa nên trẻ đi ngoài bị đau gây co thắt hậu môn.
Trẻ bị táo bón nên ăn gì là mối quan tâm của không ít mẹ bỉm sữa, tuy nhiên tùy thuộc vào độ tuổi của trẻ mà mẹ sẽ có cách thiết lập nên các bữa ăn khác nhau để hạn chế táo bón hoặc rối loạn tiêu hóa ở trẻ. Về chế độ dinh dưỡng dành cho trẻ thường xuyên bị táo bón như sau:
Thực đơn dinh dưỡng của trẻ khi bị táo bón
Bữa sáng: Mẹ có thể chọn một trong những món cho bé như bánh mỳ; sữa (hoặc sữa đậu nành) khoảng 200ml, các món súp nóng, cháo, sữa chua hoặc chuối…
Bữa trưa: Đây được xem là bữa ăn có chất dinh dưỡng nhiều nhất, mẹ nên cho bé ăn cơm nát, thịt gà hoặc thịt cá (dễ tiêu), rau cải; gan động vật, đậu phụ, khuyến khích trẻ ăn canh rau… Được biết, lượng chất dinh dưỡng cần thiết của bữa trưa chiếm khoảng 35% số lượng thức ăn cả ngày của trẻ. Bên cạnh đó, mẹ cũng nên cho bé ăn trái cây hoặc uống nước trái cây sau bữa ăn 30 phút.
Bữa tối: Thật ra, dinh dưỡng trong bữa ăn tối chiếm khoảng 30% tổng số lượng thức ăn cả ngày. Mẹ cũng chú ý không nên cho trẻ nhỏ ăn quá no vào buổi tối; ăn nhiều sẽ làm trẻ khó ngủ và đầy bụng khó tiêu.
Các bước để bé giảm triệu chứng táo bón nhanh chóng
- Xoa bụng bé theo khung kim đồng hồ; hoặc hai bên thành bụng, mỗi lần nên xoa 5 đến 10 phút.
- Tập cho bé thói quen đi cầu hàng ngày, nên xi ị cho bé ngày 3 đến 4 lần.
- Cho bé dùng sữa bột và pha đúng như định lượng hướng dẫn ghi trên hộp. Bạn không nên pha quá lượng sữa, dễ gây táo bón.
- Mẹ nên bổ sung thêm rau xanh, hoa quả mát, uống 200 -300ml nước/ngày.
- Nên duy chuyển đôi chân của bé như đi xe đạp. Điều này, giúp kích thích nhu động ruột, kích thích tiêu hóa, làm cho phân di chuyển.
- Cho bé tắm nước ấm; có thể cho bé thư giãn trong bồn, chậu , kích thích cho phân di chuyển giúp đi cầu được dễ dàng hơn.
Đồng thời bạn có thể cho bé sử dung thêm Men vi sinh, giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột, gia tăng vi khuẩn có lợi, ức chế vi khuẩn có hại, giúp nhuận tràng, chống táo bón và ngăn ngừa chứng rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, giúp ăn ngon miệng tăng hấp thu và tăng cân.