Hồ Namonaki - Địa điểm hút khách nhất ở Nhật Bản
4 phút, 19 giây để đọc.

Trước khi được gọi là Hồ Monet, hồ này được đặt tên là Namonaki trong tiếng Nhật, có nghĩa là “hồ không tên”. Điều thú vị hơn là trước đây, không ai biết đến nó và đây cũng không phải là một địa điểm du lịch. Monet ban đầu là một hồ thủy lợi, đã bị phá hủy vào những năm 1990. Thấy vậy, những người chủ sở hữu của Công viên Itadori Flower Park lân cận đã cải tạo và thiết kế lại hồ bằng chi phí của họ, bao gồm để nước sạch chảy vào và trồng hoa súng. Ngoài ra, cá koi cũng do người dân đóng góp. Hồ Namonaki nằm ở ngoại ô thành phố Seki, tỉnh Gifu, là một trong những điểm đến hấp dẫn nhất ở xứ sở Mặt trời mọc.

Nguồn gốc của cái tên hồ Monet

Theo tờ GoGifu, danh tiếng của Namonaki được biết đến rộng rãi vào năm 2015. Được biết đến sau bài đăng loạt ảnh lung linh như tiên cảnh với hồ nước trong veo; cá Koi bơi lội và điểm xuyết các đóa hoa loa kèn nước. Trông không khác gì một bức tranh sơn dầu của danh họa Monet. Cái tên hồ Monet cũng từ đây mà ra, bất chấp người dân địa phương vẫn gọi nó là Namonaki. Dân mạng bắt đầu tò mò về chiếc hồ này. Họ liên tục dò hỏi vị trí chính xác để có thể tận mắt chiêm ngưỡng cảnh đẹp vô thực của nó. Nhờ cái tên độc lạ và sự phát triển vượt bậc của mạng xã hội mà nơi đây dần trở thành địa điểm thu hút du khách bậc nhất xứ sở hoa anh đào.

Nguồn gốc của cái tên hồ Monet

Hồ Namonaki còn có tên gọi khác là Monet. Bởi hồ được ví như bức tranh ‘Hoa loa kèn nước’ của họa sĩ nổi tiếng người Pháp – Claude Monet. Cách đây khoảng 4-5 năm, hồ nước Namonaki hầu như không được ai biết đến. Lúc đó, hồ thậm chí còn không có tên. Nhưng nhờ các bức ảnh đăng lên mạng; nó nhanh chóng nổi tiếng. Nhiều người cho biết, khi nhìn vào các bức ảnh chụp hồ, họ vẫn nghĩ đó là tranh vẽ và chỉ tin khi xem video, thấy cá bơi.

Trong hồ có rất nhiều đá Ryolite

Ban đầu, Namonaki vốn là một hồ thủy lợi nhưng đã bị bỏ hoang vào những năm 1990. Sau đó, ông chủ của công viên hoa Itadori gần đó đã tự tay dọn dẹp cỏ dại mọc um tùm quanh hồ. Với sự giúp đỡ mọi người, người đàn ông này đã rút hết nước ở hồ. Rồi lấy nước sạch từ núi Koga về. Sau đó, người dân địa phương mang cá koi đến thả. Tuy nhiên, phải mất hơn 15 năm, hồ này mới phát huy hết tiềm năng và vẻ đẹp của nó. Trở thành một điểm du lịch hấp dẫn.

Nhiều người nghĩ rằng Namonaki Pond được con người đầu tư xây dựng lên. Nhưng thực chất trước đây nó từng là một cái ao để chứa nước tưới cây. Cho đến khi người ta quyết định cắt hết cỏ và làm sạch ao. Sau đó trồng thêm hoa súng, thả cá chép xuống. Đặc biệt bên trong hồ nước này còn có rất nhiều đá Ryolite (một loại đá núi lửa) có nguồn gốc từ núi Koga. Chính loại đá này khiến cho nguồn nước luôn được tinh khiết và vi sinh vật bên trong phát triển tốt. Ngoài ra, người ta còn nói thêm rằng màu nước còn có thể thay đổi khi mặt trời chiếu thẳng vào.

Trong hồ có rất nhiều đá Ryolite

Cảnh vật nơi đây thay đổi theo mùa

Điều thú vị ở hồ Namonaki là cảnh vật nơi đây thay đổi theo mùa. Ví dụ như hoa loa kèn nước nở hoa vào cuối tháng 5 đến cuối tháng 10. Vào đầu tháng 11 và tháng 12, màu nước trong hồ sẽ thay đổi khi những chiếc lá mùa thu rơi rụng xuống đây. Chính vậy nên, du khách ghé thăm hồ Monet nhiều lần vào các mùa khác nhau sẽ được chiêm ngưỡng khung cảnh hoàn toàn khác biệt nhau. Tuy nhiên, du khách khi đến đây không được cho cá ăn để tránh làm bẩn nước hồ. Đồng thời các nhiếp ảnh gia cũng khuyên mọi người nên đi vào buổi sáng. Như vậy sẽ chụp được những bức ảnh đẹp nhất.

Hiện nay, hồ là một trong những điểm hút khách nhất ở xứ sở mặt trời mọc, đặc biệt là các nhiếp ảnh gia và các họa sĩ. Hồ Namonaki trông khác nhau tùy theo mùa. Từ cuối tháng 5 đến tháng 10, bạn sẽ được ngắm hoa súng nở. Tháng 11 đến tháng 12, hồ phản chiếu sắc lá mùa thu xung quanh. Khi tới đây, du khách không được cho cá ăn vì sẽ làm ảnh hưởng đến độ trong của nước. Với những du khách thích chụp ảnh, lời khuyên cho bạn là nên đến vào buổi sáng để tận dụng ánh sáng tốt nhất và đây cũng là thời điểm vắng khách.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Content is protected !!