Bán hạ nam là một loại thảo dược quý, loại cây này được xếp vào hàng đông trùng hạ thảo. Vì vậy, bán hạ nam có rất nhiều công dụng ảnh hưởng tốt đến sức khỏe con người. Bán hạ nam có thể được coi là một loại thuốc bổ nếu chúng ta biết cách sử dụng đúng cách. Đặc biệt là các bệnh liên quan đến đường hô hấp, bán hạ nam có thể trị dứt điểm. Vì vậy, hãy tham khảo bài viết này để tìm hiểu về các bài thuốc dân gian liên quan đến bán hạ nam nhé.
Cách nhận biết cây thảo dược
Cây bán hạ nam là loại cỏ không có thân. Lá hình mác, hình tim hoặc chia 3 thùy. Lá cây bán hạ nam có chiều dài 4 – 15 cm và rộng 3,5 – 9 cm. Bông mo với phần trần dài 17 – 27 mm và phần hoa đực dài 5 – 9 mm. Củ có hình cầu với đường kính 2 cm. Quả mọng có hình trứng với chiều dài 6 mm.
Bán hạ nam hay còn gọi là củ chóc [Typhonium trilobatum (L.) Schott], họ Ráy (Araceae), là cây thuốc mọc hoang ở hầu hết các địa phương trong nước ta, thường mọc ở các nơi đất ẩm thấp trong vườn, dưới tán các cây khác. Là cây thuộc thảo, lá có cuống dài, hình lưỡi mác, chia 3 thùy. Hoa bông mo, mặt ngoài màu lục nhạt, mặt trong màu đỏ hồng. Thân rễ hình tròn hơi dẹt, được dùng làm thuốc. Củ chóc có vị cay, tính ôn. Ngoài ra có tác dụng chữa bệnh rất tốt, đặc biệt là các bệnh đường hô hấp.
Cách chiết xuất và sử dụng
Khi dùng cần chế biến thật kỹ để loại đi các chất gây tê, gây ngứa. Có thể đem củ này ngâm vào nước sạch 15 ngày, mỗi ngày đều quấy đảo và thay nước 1 lần. Vớt ra, rửa sạch, để ráo nước rồi ngâm tiếp vào hỗn dịch gồm gừng tươi giã nhỏ đã trộn với vôi tôi và phèn chua dạng dung dịch. Ngâm tiếp 10 ngày. Vớt ra rửa sạch, rồi ngâm tiếp 1 tuần lễ nữa với nước sạch. Vớt ra, phơi khô, rồi sao với trấu tới khi toàn bộ bên ngoài có màu vàng chanh.
Tác dụng của thảo dược
Bán hạ nam chứa các thành phần sterol, saponin, coumarin, alcaloid, a xít hữu cơ, a xít amin. Trên thực nghiệm, củ chóc có tác dụng chống ho, trừ đờm, chống nôn. Theo YHCT, bán hạ có tác dụng giáng nghịch, chỉ ho, trừ đờm, chống nôn. Dùng trị các chứng bệnh ho có nhiều đờm, hoặc ho do viêm phế quản mạn tính, nôn do trướng khí. Liều dùng, ngày 4 – 12g, phối hơp với các vị thuốc khác, dưới dạng thuốc sắc, thuốc tán, thuốc hoàn. Cần lưu ý, những người có chứng táo nhiệt không nên dùng, người có thai dùng thận trọng.
Một số bài thuốc với cây bán hạ nam
Sau đây là một số bài thuốc chữa bệnh từ bán hạ cho bà con tham khảo:
Trị các chứng ho, nhiều đờm (hàn), ho lâu ngày: gây nôn lợm, bán hạ nam (chế) 12g, trần bì, bạch phục linh, mỗi vị 10g, cam thảo 8g, dưới dạng thuốc sắc.
Trị chứng ho, nhiều đờm, thượng vị trướng tức, nôn mửa bán hạ nam (chế), trần bì, bạch phục linh, mỗi vị 250g, cam thảo 75g. Đem 4 vị thuốc trên tán mịn, trộn với dịch sinh khương làm hoàn, mỗi ngày dùng 2 lần, mỗi lần 9 – 15g.
Trị chứng ho đờm, hoặc sốt kèm theo ho, miệng khát khó thở: bán hạ (chế) 6g, ma hoàng, tô tử, đình lịch tử, mỗi vị 8g, xạ can, hạnh nhân, mỗi vị 10g, sinh khương 4g, thạch cao 20g, đại táo 12g. Sắc uống ngày một thang.
Trị chứng ho, khó thở, hen suyễn lâu ngày: bán hạ nam (chế), tô tử, hạnh nhân, mỗi vị 8g, trần bì, bạch linh, cam thảo, mỗi vị 10g. Sắc uống, ngày một thang.
Trị chứng hen suyễn lâu ngày, da xanh xao, thiếu máu: bán hạ nam (chế) 8g, trần bì, phục linh, cam thảo, mỗi vị 10g, đương quy, thục địa, mỗi vị 12g, dạng thuốc sắc, ngày một thang. Trị bụng đầy trướng, buồn nôn: bán hạ nam (chế), trần bì, bạch linh, cam thảo, sinh khương, mỗi vị 12g, sắc uống.
Lưu ý đặc biệt
Khi bị trúng độc bán hạ: Ngoài việc theo các nguyên tắc cấp cứu nhiễm độc thuốc, có thể dùng 1 – 2% tannic acid rửa bao tử, cho uống lòng trắng trứng gà, giấm loãng hoặc nước chè (trà) đậm. Cũng có thể dùng giấm loãng 30 – 60ml gia ít nước gừng uống hoặc ngậm nuốt từ từ. Cũng có thể dùng gừng tươi gia đường sắc uống. Kết hợp các phương pháp cấp cứu triệu chứng. Nhưng tốt nhất vẫn nên đến bệnh viện và tuân thủ theo sự hướng dẫn của bác sĩ.