Trong cuộc sống, chúng ta thường sợ nỗi cô đơn, đồng thời có niềm tin người đó có những đổi thay, đây là một trong những lý do mà chúng ta thường không muốn từ bỏ một mối quan hệ. Điều này nghe có vẻ phũ phàng, nhưng thực tế là không có mối quan hệ nào hoàn hảo cả. Vì vậy, khi những dấu hiệu cho thấy mối quan hệ của bạn đang gặp vấn đề thì điều cần thiết để bảo vệ bạn khỏi những tình huống trớ trêu. Đừng rơi vào một mối quan hệ kiểm soát, mong manh và tiềm ẩn nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến cuộc sống của bản thân. Bạn nên xem xét những yếu tố có khả năng phá vỡ mối quan hệ sau đây để đảm bảo rằng người ấy của bạn thực sự đáng để ở lại.
Nỗi sợ cô đơn
Theo một nghiên cứu tại Mỹ, nỗi sợ cô đơn là một trong những nguyên nhân khiến chúng ta không đủ mạnh mẽ để bước ra khỏi một mối quan hệ tiêu cực. Đơn giản vì bạn cho rằng: Ít ra có một người ở cạnh, dù không hoàn hảo, còn hơn là độc thân.
Chính môi trường sống xung quanh đôi khi khiến mọi người đánh đồng việc “ở một mình”; sống độc thân là tiêu cực, thậm chí là đáng xấu hổ.
Người có lòng tự trọng kém
Các nghiên cứu cũng tiếp tục chỉ ra rằng những người có lòng tự trọng kém thường dễ bị “mắc kẹt” trong một mối quan hệ độc hại. Nếu bạn không thể tôn trọng chính mình. Điều này sẽ rất khó để khiến người khác tôn trọng bạn. Một số người sau khi trải qua những tổn thương trong quá khứ; từng bị bạo hành thời thơ ấu có xu hướng đánh giá thấp bản thân.
Bản thân cảm thấy có trách nhiệm với nửa kia
Những “kẻ độc hại” thường thích chơi trò chơi tâm lý. Sau mỗi cuộc đối đầu, những người này sẽ cố gắng xoay chuyển tình thế. Khiến bạn cảm thấy tội lỗi và họ lại trở thành kẻ đáng thương. Đây được gọi là hiện tượng gaslight.
Hành vi này thường phát triển dần dần đến mức bạn khó nhận ra. Ngay cả khi nó đang xảy ra. Hậu quả là cảm giác lo lắng, bối rối. Đồng thời, mất niềm tin vào bản thân, cho rằng chính mình phải có trách nhiệm với những “tổn thương” đã gây ra cho nửa kia.
Niểm tin mọi thứ có thể thay đổi
Nhiều người không muốn rời bỏ một mối quan hệ độc hại đơn giản. Vì họ quá yêu người kia và tin rằng tình yêu có thể cứu vãn mọi thứ. Họ có xu hướng biện hộ cho tất cả hành vi sai trái của bạn đời một cách mù quáng.
Tin tưởng không phải là điều sai trái trong tình yêu, nhưng có thể là con dao hai lưỡi. Bởi trên thực tế, đa phần những mối quan hệ như vậy chỉ trở nên tồi tệ theo thời gian. Chúng ta sẽ càng bị tổn thương nhiều hơn.
Sợ bị từ chối trong tương lai
Chúng ta “bám” lấy mối quan hệ của hiện tại vì sợ bị từ chối trong tương lai. Một số người không đủ mạnh mẽ để vượt qua rào cản hiện tại, họ sợ ra khỏi “vùng an toàn”. Trên thực tế, nỗi sợ bị từ chối nếu được “nuôi dưỡng” lâu dài có thể khiến phát triển thành nỗi sợ thể hiện bản thân, bày tỏ suy nghĩ và bảo vệ chính mình.
Một mối quan hệ độc hại không dễ để nhận diện. Vì xét cho cùng, mọi mối quan hệ đề có một mức độ độc hại nhất định. Nhưng điều đó không có nghĩa là kìm hãm sự hạnh phúc và cảm giác vui vẻ chính đáng. Hãy nhớ rằng: Không ai có thể khiến bạn “mắc kẹt” ngoài chính bạn.
Họ tranh cãi một cách không lành mạnh
Tất cả chúng ta đều đã từng nói những điều ngu ngốc trong lúc nóng nảy khi tranh cãi, nhưng có sự khác biệt giữa việc bị cuốn vào và việc sử dụng sự bất đồng làm cái cớ để cư xử một cách tồi tệ.
Nếu, trong khi tranh cãi, đối phương hoặc vợ/chồng của bạn:
- Kể lại những lỗi lầm của bạn trong quá khứ với ý định làm tổn thương cảm xúc của bạn
- Gọi bạn bằng những cái tên thô lỗ hoặc hèn hạ
- Tấn công bạn thay vì bình tĩnh giải quyết vấn đề
- Sử dụng phương pháp im lặng để khiến bạn chịu đựng
Thì bạn nên cân nhắc bỏ mối quan hệ này đi. Mối quan hệ lành mạnh bao gồm việc giao tiếp cởi mở và giải quyết xung đột một cách văn minh – không phải về việc xem ai có thể làm tổn thương người kia nhiều hơn.