Không còn nghi ngờ gì nữa, Đan Mạch chính là đất nước hạnh phúc nhất thế giới, dù là nhà tù dành cho tù nhân nhưng chính phủ Đan Mạch đã được xây dựng theo ý nghĩa nhân đạo nhất có thể. Nhà tù Storstrom gần thị trấn Gundslev ở miền nam Đan Mạch, sau 5 năm xây dựng, tổng chi phí là 126 triệu đô la Mỹ. Nó được khánh thành vào năm 2017. Công trình kiến trúc này toạ lạc ở miền nam Đan Mạch, nó trông giống một trường đại học hơn là một nhà tù. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ý tưởng thiết kế cũng như ý nghĩa của việc xây dựng nhà tù nhân đạo Storstrom ở Đan Mạch này bạn nhé!
Ý tưởng thiết kế nhà tù Storstrom
Lần đầu nhìn vào nhà tù Storstrom, nằm gần thị trấn Gundslev, Đan Mạch; chắc hẳn không ai nghĩ đây là nơi giam giữ tù nhân. Bởi trông nó không khác gì khuôn viên của trường đại học danh giá. Chính phủ của quốc gia hạnh phúc nhất thế giới đã chi ra số tiền 100 triệu bảng Anh. Xây dựng trong thời gian 5 năm để hoàn tất xây dựng nhà tù Storstrom. Đồng thời đưa nó vào hoạt động vào cuối năm 2017 vừa qua. Nơi đây có lối kiến trúc tối giản và hiện đại đậm chất Bắc Âu. Nhà tù được lên ý tưởng thiết kế bởi kiến trúc sư Mads Mandrup. Nhà tù có sức chứa 250 tù nhân.
Theo kiến trúc sư Mads Mandrup, ý tưởng thiết kế nhà tù Storstrom bắt nguồn từ quan điểm cho rằng “các nhà tù truyền thống, không nhân đạo” đã thất bại trong việc giảm tỉ lệ tội phạm. “Với số liệu thống kê chứng minh luận điểm của mình; chúng tôi thực sự tin rằng một môi trường sống khắc nghiệt và vô cảm sẽ khiến tù nhân tái phạm”.
Mục đích xây dựng nhà tù
Về mục đích xây dựng nhà tù, chính phủ Đan Mạch mong muốn tù nhân; tội phạm bạo lực, được tận hưởng cuộc sống như người bình thường. Để họ không phải gặp khó khăn trong việc tái hòa nhập với xã hội sau khi mãn hạn tù giam. Đồng thời, các cơ quan chức năng cũng hy vọng môi trường thân thiện; gần gũi của nhà tù Storstrom sẽ giúp làm giảm tỷ lệ tái phạm tội ở Đan Mạch. Không gian giam nhốt tội phạm quá đỗi tuyệt vời. Vậy nên nhà tù Storstrom được mệnh danh là nhà tù nhân đạo nhất thế giới.
Tại đây các tù nhân có việc làm tại một xưởng sản xuất. Bên cạnh đó là nhà thờ, cửa hàng, thư viện và sân chơi cho thân nhân của họ khi tới thăm. Khi buồn, tù nhân có thể đi dạo quanh khu nhà tù rộng bằng 18 sân bóng đá. Tham dự các buổi học, tập thể dục, các lớp nghệ thuật, cầu nguyện. Kiến trúc sư Mads Mandrup giải thích rằng nhà tù này được tạo ra để làm giảm mức độ tội phạm. Điều mà các “nhà tù truyền thống, kém nhân đạo hơn” không làm được. “Chúng tôi tin rằng một môi trường khô cứng sẽ khiến tội phạm dễ tái phạm trở lại” – ông nói. Tỷ lệ tái phạm của các tù nhân sau khi ra tù ở Đan Mạch khá thấp. Ở mức 27%, so với Mỹ là 43%.
Khi nhà tù giống như khách sạn 5 sao
Nhà tù Halden ở Na Uy mới vừa giật một giải thưởng thiết kế. Nhờ vào phương án kiến trúc và các trang thiết bị nội thất hiện đại. Một nhà tù mang đậm tính nhân văn. Các phạm nhân ở đây được cung cấp một môi trường sống lý tưởng. Nhằm khích lệ tinh thần phục thiện thay vì nhấn mạnh sự trừng phạt . Mỗi phòng giam đều có ti vi màn hình phẳng, một dãy nhà tắm chung với đầy đủ vòi sen cùng khăn lông trắng.
Ngay từ cái nhìn đầu tiên, bạn có thể nghĩ rằng mình đang ở trong một khách sạn mang phong cách Scandanavia hạng sang, chứ không phải là trong một nhà tù dành cho những kẻ phạm tội giết người và hiếp dâm. Nhiếp ảnh gia Gughi Fassino vác máy vượt qua những bức tường kín đáo của nhà tù Halden để mang đến cho người xem những bức ảnh về hệ thống nhà tù này.