Hiểu rõ về bệnh sởi và cách phòng bệnh sởi cho trẻ em
4 phút, 42 giây để đọc.

Sởi là một căn bệnh truyền nhiễm cấp tính do một loại virus gây ra. Bệnh này có thể lây từ người sang người thông qua đường hô hấp. Khi bị sởi, người bệnh có biểu hiện sốt, viêm long đường hô hấp, đường tiêu hóa. Nhất là kết mạc mắt sẽ kèm nổi ban đặc trưng. Trẻ em là đối tượng có nguy cơ nhiễm bệnh sởi cao nhất. Đáng lo hơn là khả năng xuất hiện những biến chứng nặng nề của bệnh ở trẻ cũng cao hơn.  Sau khi mắc sởi, đáp ứng miễn dịch của cơ thể sẽ bị giảm sút nên trẻ dễ mắc các biến chứng về sau. Bởi mức độ nguy hiểm như trên, các bậc phụ huynh nên hiểu rõ về căn bệnh này, cũng như các biện pháp phòng tránh cho con.

Bệnh sởi ở trẻ em

Bệnh sởi là bệnh lây truyền cấp tính qua đường hô hấp, do vi rút sởi gây nên. Bệnh có đặc điểm lâm sàng là sốt, viêm kết mạc mắt, viêm long đường hô hấp và tiêu hoá, có phát ban dát đỏ mọc tuần tự từ mặt đến thân mình. Bệnh sởi ở trẻ em nếu không phát hiện kịp thời có thể thành dịch.

Sởi là một bệnh truyền nhiễm cấp tính với các triệu chứng sốt, phát ban, chảy nước mũi, ho, mắt đỏ… bệnh có thể gặp ở trẻ em, người lớn nếu không có miễn dịch phòng bệnh, có thể gây thành dịch.

Tác nhân gây bệnh sởi là virút thuộc giống morbillivirus của họ Paramyxoviridae. Bệnh sởi là tình trạng nhiễm virút cấp tính.

Bệnh sởi ở trẻ em

Sởi lan truyền do dịch tiết mũi họng của người nhiễm bệnh theo không khí thoát ra khi người bệnh ho hoặc hắt hơi. Sự lan truyền từ người bệnh đến người lành có thể xảy ra khi người lành hít phải những giọt không khí có virút sởi sau khi người bệnh xả ra 2 tiếng đồng hồ. Sự nguy hiểm của bệnh sởi chính là những biến chứng do bệnh gây ra. Biến chứng có thể gặp là: viêm tai giữa, viêm phổi, tiêu chảy, khô loét giác mạc mắt và đôi khi viêm não sau sởi, đặc biệt ở trẻ em suy dinh dưỡng…

Vì sao bệnh sởi ở trẻ em có diễn biến nhanh và nặng?

Khoảng thời gian lý tưởng cho bệnh sởi ở trẻ em phát triển thường rơi vào mùa đông xuân. Tuy nhiên, trong vài năm trở lại đây, dịch sởi có thể bùng phát bất cứ thời điểm nào trong năm.

Đây là bệnh lây nhiễm cấp tính. Nó thường lây từ người sang người khi tiếp xúc trực tiếp với người bệnh. Virus sởi thoát ra ngoài khi người bệnh nói chuyện, ho hay hắt hơi…. Vì vậy, bệnh dễ lây lan nhanh chóng ở những khu vực đông người như: Văn phòng, trường học, khu dân cư….từ đó bùng phát thành dịch.

Đối tượng có khả năng lớn mắc bệnh sởi là trẻ em, là những người có hệ miễn dịch kém. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh có thể phát triển theo chiều hướng xấu, gây ra những biến chứng của bệnh sởi như viêm não, viêm phổi, viêm tai giữa, tiêu chảy… thậm chí có thể dẫn đến tử vong.

Hiện nay, bệnh sởi ở trẻ em vẫn chưa có thuốc đặc trị. Phương pháp điều trị cơ bản là khắc phục triệu chứng bệnh, kết hợp với cải thiện chế độ dinh dưỡng, vệ sinh cá nhân sạch sẽ.

Chăm sóc trẻ nhiễm sởi đúng cách tại nhà

– Trẻ bị bệnh cần được nằm cách ly, tránh gió lạnh, nghỉ ngơi. Khi sốt có thể dùng thuốc hạ sốt. Không tự ý cho trẻ uống thuốc Đông y, nếu dùng kháng sinh phải có chỉ định của bác sĩ.

Chăm sóc trẻ nhiễm sởi đúng cách tại nhà

– Nâng cao sức đề kháng cho trẻ nhỏ bằng chế độ ăn với đầy đủ dưỡng chất cần thiết. Đồng thời tăng cường lượng nước uống giàu vitamin. Nhất là vitamin A để bảo vệ đôi mắt của trẻ mắc bệnh sởi. Cho trẻ ăn thức ăn mềm, dễ tiêu hóa. Tránh ăn thức ăn cứng làm tổn thương đường tiêu hóa của trẻ.

– Khi phát hiện có trẻ mắc bệnh, điều quan trọng cần chú ý là thực hiện việc cách ly trẻ bệnh với các trẻ lành. Người chăm sóc trẻ bệnh phải đeo khẩu trang. Rửa tay sạch sẽ trước và sau mỗi lần tiếp xúc với trẻ bệnh, rồi mới được chăm sóc trẻ lành.

– Do bệnh có khả năng lây nhiễm rất cao nên việc phòng ngừa bệnh, tránh tình trạng lây lan trong cộng đồng là điều phụ huynh cần chú ý. Mọi người cần giữ vệ sinh thân thể. Vệ sinh nhà cửa và môi trường chung quanh. Giữ gìn phòng ốc thông thoáng, sạch sẽ.

– Tránh quan niệm cho bệnh nhân kiêng tắm, kiêng gió sẽ làm cho bệnh thêm trầm trọng hơn.

– Trong trường hợp đã có tiếp xúc nguồn lây, việc sử dụng globulin miễn dịch có thể phòng ngừa bệnh. Hoặc làm giảm mức độ nặng của sởi. Tuy nhiên, đây là phương thức phòng ngừa đắt tiền và ít phổ biến.

Lưu ý

Nếu trẻ sốt cao liên tục, khó thở, tiêu chảy mất nước, ho nhiều, ban sởi lặn hết mà vẫn sốt, có dấu hiệu biến chứng về tai, phổi, tiêu hóa, mắt… … thì lúc đó phải đưa đến bệnh viện điều trị để tránh biến chứng nguy hiểm.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Content is protected !!